TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ ẢO HÓA



PHẦN I :  KHÁI NIỆM VÀ TỔNG QUAN VỀ ẢO HÓA

Câu hỏi đặt ra : Ảo hóa là gì ? Vì sao lại cần đến ảo hóa ?

————————————————————

Công cuộc phát triển của công nghệ ảo hóa

  • Đầu thập niên 60, công nghệ ảo hóa đã được ra đời, trong đó ABM là hãng tiên phong trong lĩnh vực đó. Mục đích hàng đầu của họ là cần phải phục vụ làm sao để các phần mềm có thể chạy được trên các máy mainframe của họ, đưa hệ điều hành windows chạy trực tiếp trên nền mini PC của ABM .

  • Cách mạng Java – Cách mạng thứ hai của công nghệ ảo hóa, là cuộc cách mạng nhằm mục đích nâng cao tốc độ xử lý của các chương trình trên máy tính thông qua các lệnh hợp ngữ, điển hình là hợp ngữ Assembly. Điều bất lợi lúc bấy giờ là chương trình đã được viết ra rồi thì khó sử dụng rộng rãi vì nhu cầu phần cứng đòi hỏi sự thay đổi và phát triển. Vì thế mà ngôn ngữ cấp cao (C/C++,Pascal…) ra đời và phát triển, nhưng môi trường biên dịch (complie) còn bị thu hẹp, chỉ thực hiện ở một dòng máy nhất định. Khi chương trình đem ra biên dịch ở dòng máy của hãng khác thì điều đó trở nên khó khăn.

  • Cách mạng tiếp theo là cách mạng ảo hóa Java – Phần mềm sẽ được viết ra trên nền công nghệ ảo hóa của Java, từ đó khai thác bộ thư viện lệnh cung cấp. Một điểm đặc biệt của công nghệ ảo hóa này là phần mềm có thể thực thi độc lập với phần cứng máy tính để người dùng không còn phải phụ thuộc vào các phương thức xử lý và lưu trữ cụ thể nào. Chẳng hạn như các game không hỗ trợ Java thì chỉ chạy trên duy nhất một hệ phần cứng di động nhất định. Nhưng khi công nghệ ảo hóa Java ra đời, các game và chương trình dần dần được tách ra và độc lập với phần cứng di động, vì phần cứng càng được nâng cao thì nhu cầu người dùng lại cần đến sự linh hoạt và tiện dụng, dù ở bất cứ nơi đâu cũng đều sử dụng và điều chỉnh được.

Cũng kể từ đó, bức tranh về công nghệ ảo hóa bắt đầu hình thành, đi đầu về công nghệ ảo hóa trên nề PC là VMWare. Từ việc tạo ra một máy ảo cùng với các ứng dụng chạy trên đó mà người ta có thể ảo hóa một cách toàn bộ và nhất thống

==> Hệ điều hành độc lập với phần cứng máy tính .

PHẦN II :  CÔNG NGHỆ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY


  • Điện toán đám mây tức là ảo hóa các tài nguyên tính toán và các ứng dụng. Thay vì việc bạn sử dụng một hoặc nhiều  máy chủ thật (ngay trước mắt, có thể tác động vào được, có thể tự cấu hình điều chỉnh được) thì nay bạn sẽ sử dụng các tài nguyên được ảo hóa (virtualized) thông qua môi trường Internet.

  • Bản chất của công nghệ điện toán đám mây chính là đi thuê dịch vụ mà không cần biết dịch vụ cho thuê nằm ở đâu, mấu chốt của vấn đề là Ảo hóa, không phụ thuộc vào vị trí địa lý. Bản thân từ đám mây (cloud) là một từ ẩn dụ cho Internet, chẳng qua là để trừu tượng hóa tên gọi.

  • Trước đây, để triển khai một ứng dụng (1 web page chẳng hạn), các User phải đi mua/thuê một hay nhiều Server, sau đó đặt máy chủ tại các Data Center thì nay điện toán đám mây cho phép bạn có thể giản lược quá trình mua/thuê đi. Người sử dụng chỉ cần đặt ra yêu cầu của mình, hệ thống sẽ tự động gom nhặt các tài nguyên free để đáp ứng các yêu cầu của các User.

VD : Một Data Center được đặt ở Hà Nội, khi có nhu cầu chuyền về thành phố Hồ Chí Minh thì bắt buộc phải di dời cả dữ liệu cùng với phần cứng, vì trước đây phần mềm còn phụ thuộc vào chúng. Hiện nay, khi đã áp dụng công nghệ ảo hóa thì phần mềm có xu hướng độc lập với phần cứng vật lý, điều đó có nghĩa là dữ liệu có thể di dời đi đâu bất kì nơi nào mà không phụ thuộc vào Hardware.

PHẦN III :  GIẢI PHÁP ẢO HÓA CỦA MICROSOFT


  • Virtualization được áp dụng trên các Server, Desktop, Application

  • Khi các software được cài đặt lên máy tính thì sẽ xảy ra tình trạng xung đột phần mềm, các software đó cần phải config lại để đáp ứng được các nhu cầu của phần cứng, điều đó được thể hiện điển hình qua các version khác nhau của cùng một phần mềm (chẳng hạn như IIS 6.0 và IIS 7.0)

  • Một yêu cầu được đặt ra là cần phải có giải pháp ảo hóa, để khi cài các phần mềm ứng dụng vào máy tính thì người ta không cần phải config gì nữa, từ đó việc di dời dữ liệu trở nên dễ dàng hơn.

  • Các phần mềm ứng dụng được lưu trữ ở Server, khi muốn khởi động chương trình phần mềm đó thì hệ điều hành sẽ tự động tải về từ Server, tức là những ứng dụng phần mềm đó không cần phải trực tiếp cài đặt từ các Client. Giải pháp đó dược gọi là Application Virtualization – Một trong những giải pháp ảo hóa hữu hiệu của Microsoft.

KẾT LUẬN

Công nghệ ảo hóa đang làm thay đổi bộ mặt của thế giới điện toán bằng các công cụ có khả năng được triển khai và quản lý máy ảo đơn giản, hiệu quả. Bằng việc tối ưu  sử dụng các nguồn tài nguyên hệ thống, và chi phí triển khai ban đầu thấp, ảo hóa đem lại cho các doanh nghiệp khả năng nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư

Bình luận về bài viết này